Đối với người dân An Nam, câu chuyện về Núi Cấm vẫn luôn là một câu chuyện ẩn chứa nhiều sự huyền bí. Núi Cấm là địa điểm được các quan khách lựa chọn để cúng bái và tham quan bởi sự linh thiêng, ẩn chứa nhiều sự huyền bí cùng với khí hậu mát mẻ và phong cảnh tuyệt đẹp. Vậy chuyện tâm linh núi Cấm là gì và như thế nào? Hãy cùng Thabet tìm hiểu!
Đôi nét về Núi Cấm
Núi cấm được cho là ngọn núi kì bí nhất trong dãy Thất Sơn. Núi Cấm thuộc xã An Hảo, Tịnh Biên với độ cao 705m, chu vi 28.600m2. Với những con số này, Núi Cấm được biết đến là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nhưng cũng được cho là ngọn núi chứa nhiều điều kì bí nhất.
Ngọn núi này được mệnh danh là Đà Lạt của Đồng bằng Sông Cửu Long vì ẩn chứa rất nhiều câu chuyện bí ẩn về tâm linh. Hãy cùng tìm hiểu về những câu chuyện tâm linh núi Cấm dưới đây.
Lịch sử chuyện tâm linh Núi Cấm
Có giả thuyết cho rằng, cái tên núi Cấm được xuất phát từ lệnh cấm dân lên núi của Nguyễn Phúc Ánh. Trước khi lên ngôi vua, lấy hiệu làm Gia Long, trong những ngày lánh nạn Tây Sơn, ông có đến ngọn núi này trú ẩn, và để tránh bị bại lộ, ông đã ban lệnh cấm người dân lên núi.
Tuy nhiên, theo như các tài liệu về tôn giáo, những người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa cực thỉnh tại An Giang lại có cách lí giải khác.
Núi Cấm là chốn linh thiêng bậc nhất thế giới bởi nơi đây là nơi được đấng bề trên mở “Cuộc phán xét cuối cùng” nên cấm người đến sinh sống sợ làm ô uế chốn linh thiêng này.
Chuyện tâm linh núi Cấm được tương truyền như thế nào?
Núi cấm linh thiêng như thế nào
Có thể tin hoặc không tin, nhưng đối với nhiều người, Núi Cấm vẫn ẩn chứa rất nhiều câu chuyện tâm linh bí ẩn mà chưa thể giải đáp.
Lão đại Nguyễn Văn Y, hay còn gọi là Ba Lưới, sinh năm 1913, là Trưởng ban quản tự chùa Phật Lớn trên đỉnh Núi Cấm, là người có hơn 70 năm gắn bó với ngọn núi tâm linh này đã nói như khẳng định rằng:
Mỗi vồ đá, hang động ở nơi đây đều gắn liền với một câu chuyện ngày xưa. Ví dụ là hang Bác vật Lang nổi tiếng với việc chỉ cần dùng tay vỗ vào thành cầu là có thể xác định được thời điểm bị sụp đổ…
Xem thêm bài viết Xem ngày khai trương
Câu chuyện tâm linh Núi Cấm bắt đầu
Hang động Bác vật Lang trên Núi Cấm được tương truyền rằng thông ra biển Hà Tiên. Có người đàn ông không tin, cho là mê tín, đã dùng dao đánh dấu vào quả dừa rồi thả vào hang với suy nghĩ rằng: nếu thật sự linh thiêng, sau này đi biển Hà Tiên chắc chắn sẽ nhìn thấy trái dừa đó.
Bẵng sau đó một thời gian, trong một lần có dịp ghé chơi biển Hà Tiên, khi đang thưởng thức hải sản trên bờ, người đàn ông bỗng nhìn thấy quả dừa được đánh dấu đang trôi trên biển. Sau ngày hôm đó, người đàn ông này đã không còn thái độ báng bổ thần linh mà chuyển qua ăn trường chay.
Câu chuyện tâm linh Núi Cấm bí ẩn không có lời giải đáp
Ông Hai sinh năm 1910 là Phật Tử tại chùa Lá ( Vạn Linh ) trên đỉnh Núi Cấm là một người không tin chuyện bùa phép hay mê tín dị đoan những khi đến Núi Cấm, ông đã gặp rất nhiều những câu chuyện huyền bí.
Lúc mới hình thành, Chùa Vạn Linh được cất bằng cây và lợp lá trông rất đơn sơ. Tuy nhiên chùa Vạn Linh lại được rất nhiều người tu hành kính nể bởi câu chuyện có hai ông hổ quy phục.
Ông Hai cho biết, sự huyền diệu của Núi Cấm thể hiện ở chỗ những thứ “bàng môn, tả đạo” thì không thể tồn tại ở nơi đây, không thể trụ được trên ngọn núi này.
Ông Hai kể lại rằng vì biết ông là một phật tử có tay nghề chạm khắc đẹp nên một nhóm người tu định lên núi Cấm mở “đại bản doanh” đã mời ông sang làm cột cờ, trên đỉnh có chạm lông hình linh vật…
Nhưng lạ rằng, khi hoàn thành, mỗi khi thượng cờ lại có giông bão kéo đến làm gãy cột cờ, hay quăng hình linh vật đi rất xa. Sự việc này cứ lặp đi lặp lại khiến cho nhóm đạo sĩ này đã cuốn gói rời khỏi Núi Cấm.
Lời nguyền 30 năm trước trong chuyện tâm linh núi Cấm
Từ quan niệm .núi Cấm linh thiêng, vậy nên người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương tin rằng nếu con người làm ô uế nơi đây sẽ bị đấng bề trên trừng phạt theo chu kỳ cứ 30 năm lại tái hiện liên tiếp 2 năm. Tại sao lại trừng phạt theo chu kỳ 30 năm?
Theo lời ông Ba Lưới kể lại trong liên tiếp 2 năm 1952 và 1953 tức là đúng 30 năm sau thời điểm 2 năm sạt lở đất 1982 và 1983,khi nhiều người lên núi Cấm khai thác gỗ, săn bắt thì núi Cấm bỗng nhiên cằn cỗi và khô hạn. Vậy đây là chu kỳ hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Những câu chuyện tâm linh núi Cấm đến nay vẫn chưa thể giải đáp.
Nhưng theo một nhà khoa học ở An Giang, nếu như đề cập đến câu chuyện “núi Cấm bị xé đôi” và người gây hại đến cảnh quang nơi đây sẽ phải đền tội và bị trừng phạt. Nếu như không giữ gìn thiên nhiên, con người sẽ phải gánh lấy hậu quả từ cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
Lời kết
Những câu chuyện tâm linh núi Cấm li kì và bí ẩn vẫn chưa được giải đáp. Những người dân An An vẫn luôn cảm thấy kì bí về những câu chuyện ở nơi đây. Nhưng nghĩ một cách đơn giản, nếu như chúng ta bảo vệ núi Cấm nói riêng và thiên nhiên nói chung, thì chúng ta cũng sẽ được thiên nhiên che chở.